Có thể nói, thực phẩm tươi lúc nào cũng có nhiều chất dinh dưỡng hơn hết. Tuy nhiên, có một số sản phẩm chỉ được sử dụng được dưới dạng khô. Hoặc có thể là khi được sấy khô thì ăn sẽ ngon hơn rất nhiều. Thực phẩm khô luôn có mặt và hiện hữu trong góc bếp nhà chúng ta. Nó bao gồm rất nhiều thực phẩm khô giàu dinh dưỡng và giúp cho món ăn thơm ngon hơn. Và bảo quản thực phẩm đúng cách sẽ tránh lãng phí; đồng thời chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn. Vậy thì có những phương pháp bảo quản thực phẩm khô nào hữu ích và dễ làm nhất hiện nay? Hãy cùng Issac tìm hiểu ngay thôi nào!

Thực phẩm khô dinh dưỡng

Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm khô

Thực phẩm khô rất hữu ích khi trái mùa. Thế nhưng sau khi được làm khô, thực phẩm có bị mất chất hay không? Làm khô sản phẩm chính là một cách để bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên về mặt dinh dưỡng thì hầu như còn nguyên vẹn; mặc dù quá trình sấy khô có thể phá hủy vitamin A và C. Và có một điều bạn có thể chưa biết đó là: Lượng calo có thể tăng lên khi thực phẩm co lại; và các chất dinh dưỡng trở nên cô đặc hơn khi ở dạng khô.

Trái cây sấy khô

Vitamin nhiều nhất trong trái cây đó là Vitamin A và C. Khi phơi trực tiếp dưới nắng, ánh nắng sẽ phá huỷ nguồn dinh dưỡng này. Ngược lại với vitamin A và C, chất xơ chứa trong rau và sắt lại không bị ảnh hưởng trong quá trình làm khô.

Tuy nhiên nguồn năng lượng của loại thực phẩm này khi khô không thay đổi; thậm chí nó có vẻ còn dồi dào hơn. Vì khi làm khô, chúng vẫn giữ được hàm lượng đường cao; cũng như chất dinh dưỡng trở nên cô đặc do nước bị bốc hơi hết.

Hải sản

Quá trình làm khô cũng làm mất đi một số loại dinh dưỡng chính trong cá. Ví dụ như vitamin A, D, E… Tuy nhiên, kết quả của một cuộc tìm hiểu cho thấy giá trị của các loại hải sản khô như cá; mực; tôm,… thì không kém hải sản tươi là bao. Tiêu biểu là người ta tìm thấy trong tôm khô chứa hàm lượng protein và muối khoáng rất cao. Đặc biệt là can-xi, phốt-pho, na-tri và kẽm. Ngoài ra, các loại axit amin như amino a-xít; a-xít glutamic; protid; arginin… cũng khá cao, có cả trong vỏ và thịt tôm.

Có thể nói rằng, hàm lượng muối khoáng sẽ bị mất do quá trình làm khô; nhưng lại có thể được phục hồi khi nấu trong nước. Tuy nhiên không cần quá lo lắng, lượng muối khoáng bị mất đi không đáng kể.

Ngũ cốc

Ngũ cốc là nguồn cung cấp dồi dào protein, sắt, can-xi, sodium, ma-giê; B-complex và xơ cho cơ thể. Ngũ cốc có thể được sử dụng thay thế cho bánh mì hay các loại bánh chế biến từ bột và ngũ cốc thô.

Ngũ cốc khô có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Ví dụ như gia tăng việc đốt mỡ, cải thiện cholesterol trong máu… Ngoài ra còn có chất phytoestrogen giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và một số loại ung thư.

Có một suy nghĩ sai lầm về sản phẩm ngũ cốc đó chính là ngũ cốc chứa nhiều chất béo. Thực tế thành phần chất béo trong ngũ cốc khá thấp, khoảng 2 – 5% trên 100mg. Nhưng một lượng ít ỏi chất béo đó có thể cung cấp đủ lượng chất béo cho cơ thể. Bởi lẽ chúng bổ sung đến 50% lượng chất béo mà cơ thể cần hằng ngày.

Thực phẩm khô dinh dưỡng: Ngũ cốc

Các loại rau khô

Hầu hết các loại rau đều có thể được sấy khô để làm đồ ăn nhẹ; hoặc dùng để chế biến các món ăn khác. Giống như trái cây, rau khô có thể giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên chúng cũng bị mất vitamin A và C trong quá trình làm khô.

Phương pháp bảo quản thực phẩm khô phổ biến

Có thể nói để có thể bảo quản được thực phẩm khô thật không dễ dàng. Chúng dễ bị ẩm mốc, cũng như mất đi chất dinh dưỡng do để lâu ngày. Và sấy khô chính là phương pháp bảo quản được nhiều chị em sử dụng nhất. Phương pháp sấy khô này có thể áp dụng để lưu trữ lưu trữ nhiều thực phẩm. Ví dụ như cá, thịt cho đến rau củ hoặc trái cây.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là làm giảm lượng nước có trong thực phẩm. Với mục đích nhằm ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thức ăn, làm thức ăn bị mốc đen. Tiêu biểu cho cách bảo quản này là các loại trái cây sấy như mít, táo, nho, xoài, chuối; đều là các thực phẩm khô rất được yêu thích. Bên cạnh đó là các loại ngũ cốc như yến mạch, hạt kê, lúa mì.

Ưu điểm của phương pháp này đó là kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm. Bên cạnh đó có thể giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và áp dụng được với nhiều loại sản phẩm. Đặc biệt, phương pháp này có thể được thực hiện dễ dàng ngay tại nhà. Tuy nhiên nhược điểm duy nhất của phương pháp này là làm mất đi các Vitamin quan trọng do tác dụng của nhiệt độ cao.

Cách bảo quản một số loại thực phẩm khô khác

Bên cạnh những thực phẩm khô có thể ăn liền được nhắc ở trên. Thì còn có một số loại thực phẩm khô khác nữa:

  • Hành khô và tỏi khô: Cần bảo quản rong túi lưới, túi giấy hoặc rổ. Việc này giúp chúng có thể thông thoáng hơn. Nếu cất trong túi kín hoặc hộp nhựa thì hành, tỏi rất dễ bị thối mốc.
  • Nấm hương: Được sử dụng khi nấu canh nấm, tạo món canh ngon hơn. Và để bảo quản nấm hương vẫn thơm và không bị mốc, cần cho nấm vào hộp nhựa hoặc túi ni lông kín; sau đó để ở cánh tủ lạnh.
  • Hạt tiêu:Nếu được để trong túi nilon thì cần buộc kín. Hoặc chứa trong hộp nhựa, lọ thủy tinh cần đạy chặt nắp tránh bay mùi.
  • Hành tây: Cất trữ nơi khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Hoặc cũng thể bảo quản trong tủ lạnh.

Hoa quả sấy khô

Lưu ý khi bảo quản thực phẩm khô

Sức khỏe con người là đặc biệt quan trọng. Và thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày quyết định phần lớn đến trạng thái sức khỏe của chúng ta. Vì thế cần chú ý khi bảo quả thực phẩm nói chung và thực phẩm khô nói riêng:

– Bảo quản thực phẩm khô: Lưu trữ và bảo quản ở nhiệt độ từ 50 – 70 độ F. Tránh xa ánh sáng vì làm giảm tuổi thọ của sản phẩm. Đặc biệt, không để thực phẩm trên sàn hoặc sát mép tường.

– Bảo quản lạnh: Cần duy trì nhiệt độ trong tủ từ 32 – 40 độ F.

– Bảo quản đông: Duy trì nhiệt độ từ 0 độ F hoặc thấp hơn.

Bài viết trên của Issac đã giúp tổng hợp thông tin về thực phẩm khô. Cũng như cung cấp phương pháp bảo quản thực phẩm khô hiệu quả nhất tại nhà. Với chia sẻ hữu ích này, hi vọng bạn có thể dễ dàng hơn trong công việc nội trợ. Chúc bạn luôn xinh đẹp và hạnh phúc!