Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu thường có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Đặc biệt, các loại đồ ăn vặt cho bà bầu như bánh cho bà bầu, các món ăn phụ cho bà bầu… Rất cần được chị em lưu tâm trong thời gian này.  Sau đây ISSAC sẽ gửi đến là các 55 món ngon đồ ăn vặt cho bà bầu giúp con khỏe từng giai đoạn. Chúc cho mọi bà bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

7 NGUYÊN TẮC VÀNG DINH DƯỠNG CHO BÀ BẦU

Dinh dưỡng cân đối và ăn uống điều độ là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhất là sự phát triển của bé trong suốt thai kỳ và sau khi bé chào đời. Dưới đây sẽ là 7 nguyên tắc ăn uống mà các mẹ bầu nên tham khảo nhé.

Đồ ăn vặt cho mẹ bầu
7 nguyên tắc vàng dinh dưỡng

1. Nói không với những thực phẩm có hại

Thai phụ cần tránh xa hải sản sống như hàu, sushi hay món gỏi cá, sữa chưa tiệt trùng. Phô mai làm từ sữa chưa tiệt trùng hay còn gọi là phô mai mềm. Phô mai Mê-xi-cô như queso blanco và panela. Pa-tê, thịt gia súc và gia cầm sống hay tái. Vì những loại này có thể chứa những loại vi khuẩn không tốt cho thai nhi.

Gần như tất cả các loại cá đều có chứa thủy ngân hay nguyên tố kim loại nào đó. Điều này sẽ có tác hại lớn đến sự phát triển trí não của thai nhi và trẻ nhỏ. Hiệp hội dinh dưỡng khuyến cáo thai phụ chỉ nên tiêu thụ khoảng 300-400gr cá mỗi tuần, tương đương với khoảng 2 bữa ăn một tuần.

Nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Các chuyên gia khuyên bạn nên từ bỏ bia rượu, các thể loại cock-tail trong suốt thai kỳ. Vì chúng sẽ có thể gây ra các dị tật, khuyết tật, mất khả năng học tập và các vấn đề về cảm xúc ở trẻ.

Đối với những thức uống có chứa caffein, bạn nên cân nhắc để cắt giảm hay tạm ngưng các loại thức uống này. Đặc biệt, nếu gặp bất kỳ điều gì bất thường khi sử dụng các chất này trong 3 tháng đầu tiên, bạn nên ngưng sử dụng ngay.

Trong trường hợp “thèm” quá, bạn nên cố gắng giảm dần lượng dùng để tránh những tác dụng phụ. Caffein không chỉ có trong cà phê mà nó còn tiềm ẩn trong trà, các loại nước ngọt, nước giải khát có ga và socola nữa, các mẹ cũng nên để ý nha!

2. Không được ăn kiêng khi mang thai

Ăn kiêng khi mang thai sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bạn và em bé vì việc giảm cân không chỉ đơn thuần làm giảm cân nặng của cơ thể bạn mà còn ảnh hưởng đến hàm lượng sắt, axit folic và những các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu khác.
Tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực của một thai kỳ khỏe mạnh. Những thai phụ có chế độ ăn uống lành mạnh và tăng cân khoa học sẽ cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh. Vì vậy, nếu đang ăn uống rất “kham khổ” và chậm tăng cân, bạn nên xem lại nhé. Nên nhớ là bạn không chỉ đang ăn cho một người đâu đấy.

3. Uống bổ sung vitamin và khoáng chất trước khi sinh

Tùy theo nhu cầu về chất dinh dưỡng trong thai kỳ, bạn sẽ phải cân nhắc xem có nên bổ sung thêm các dưỡng chất từ thuốc không. Vì nhiều lúc, những bữa ăn hàng ngày sẽ không cung cấp đủ cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết. Thực tế, nhiều mẹ vẫn cần sự trợ giúp của các loại thuốc bổ sung vitmin-khoáng chất dành riêng cho bà bầu để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Với những phụ nữ ăn chay nghiêm ngặt và mắc một số bệnh lý như tiểu đường, tiểu đường thai kỳ, thiếu máu hay đã từng sinh con nhẹ cân trước đây, việc trao đổi kỹ với bác sĩ hay các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để có những phương án bổ sung dưỡng chất phù hợp là vô cùng cần thiết.

4. Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa ăn nhỏ

Chia nhỏ các bữa ăn thành 5-6 bữa nhỏ rải rác trong ngày là một cách sáng tạo có thể giúp bạn hạn chế những cảm giác khó chịu trong thai kỳ. Như buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, khó tiêu khi ăn uống. Khi mang thai, sự phát triển của em bé sẽ tạo ra sự chèn ép lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác. Vì vậy cơ thể bạn lúc này sẽ không còn không gian cho những bữa ăn thịnh soạn nữa.

Nếu giữa những bữa ăn chính và bạn cảm thấy rất đói, bạn nên ăn bất cứ thứ gì bạn có thể. Với một chế độ ăn uống phù hợp cùng những thực phẩm bổ dưỡng sẽ giúp bạn đáp ứng đủ dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ.

5. Tăng cân dần dần

Như bạn đã biết, việc tăng cân khi mang thai là điều cần thiết và việc theo dõi tổng số cân nặng tăng lên cũng rất quan trọng. Trong tam cá nguyệt đầu tiên, bạn nên tăng từ 300gr đến 1kg5 và sau đó mỗi tuần sẽ tăng khoảng 300gr trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.

Đối với những người mang song thai thường hay bị thừa hoặc thiếu cân trước khi mang thai, bác sĩ sẽ đưa ra những khuyến cáo tốc độ tăng cân khác nhau cho bạn. Và nếu bạn đang mang song thai thì bạn sẽ cần tăng cân nhiều hơn so với các bà mẹ chỉ có một em bé duy nhất.

6. Thỉnh thoảng hãy cho cơ thể mình được nếm vị ngọt!

Thực phẩm đã chế biến, thức ăn nhẹ đóng gói và các loại tráng miệng có đường sẽ không phải là những món được ưu tiên trong thực đơn dành cho bà bầu.

Bạn cũng không cần phải từ bỏ nó hoàn toàn đâu. Nếu tình cờ thấy một loại snack mới hấp dẫn, thử một chút sẽ không gây ảnh hưởng gì đâu.

Tuy nhiên, bạn luôn nhớ phải giữ giới hạn nhé!

Cách tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon trong thai kỳ

Khi mang thai, tình trạng ốm nghén thường khiến phụ nữ mất đi cảm giác thèm ăn. Thay vào đó là khó chịu và không muốn ăn uống nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ).

Dinh dưỡng cho bà bầu

Sau đó, mặc dù đã ăn được nhưng thay vì cảm giác ngon miệng, phụ nữ thường nghĩ ăn cho hai người hoặc cảm giác đói khiến họ ăn bất cứ thứ gì mình có với số lượng nhiều gây mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí thừa cân.

Nguyên tắc là hãy ăn một cách ngon miệng và dinh dưỡng. Dưới đây là một vài tip hay:

  • Kết hợp với salad hoặc trái cây thay vì chỉ tiêu thụ thực phẩm chiên;
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt thay vì các chế phẩm (chẳng hạn bánh ngọt);
  • Khi bạn thực sự “lên cơn thèm” một món nào đó, hãy ăn nó ngay khi có thể nhưng ăn một cách chậm rãi, ít một. Có thể uống một cốc nước trước khi ăn để giảm cảm giác đói khiến bạn tiêu thụ quá nhiều trong một bữa ăn;
  • Chất béo lành mạnh như bơ, bơ hạt, bơ sữa hoặc trứng giúp cung cấp nhiều năng lượng hơn là thực phẩm nhiều đường hay tinh bột;
  • Hãy uống nhiều nước.

Những món đồ ăn vặt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, ăn uống thực sự là một thử thách đối với phần lớn phụ nữ mang thai. Nhiều bà bầu thậm chí còn không ăn uống được gì và sút cân trong thời gian này.

Nhưng đây thực sự là giai đoạn quan trọng cần dinh dưỡng cho em bé phát triển ổn định.

Đồ ăn vặt trong 3 tháng đầu thai kỳ

Bạn có thể kết hợp uống vitamin, sữa bầu và các món ăn vặt cứ 2-3 giờ một lần nếu cảm thấy quá khó khăn cho các bữa chính:

  • Ngũ cốc nguyên hạt và sữa (sữa bầu hoặc sữa tươi);
  • Bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt và trứng luộc;
  • Bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt và bơ hạt;
  • Bánh mì nướng, ngũ cốc nguyên hạt và bơ;
  • Bánh qui, ngũ cốc nguyên hạt, bơ hạt và mứt;
  • Pasta
  • Ngũ cốc nguyên hạt khô hay trái cây sấy;
  • Trái cây tươi sau các bữa chính hoặc mỗi sáng và đầu giờ chiều;
  • Uống thật nhiều nước.

Những món đồ ăn vặt cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

Dưới đây là món ngon đồ ăn vặt cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ. Mẹ bầu không sợ bị quá cân, béo phì hay tiểu đường thai kỳ.

Đồ ăn vặt cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ

1. Các loại đậu

Đậu nành nói riêng và các loại đậu như đậu xanh, đậu đen đều chứa lượng protein phong phú.

2. Trái cây và các loại hạt khô

  • ½ cốc quả khô chứa 300calo (hạnh nhân và nam việt quất).

Hạt khô tổng hợp và các loại trái cây tươi rất giàu vitamin và khoáng chất tốt cho bà bầu đặc biệt là giai đoạn đầu và cuối thai kỳ.

Nó cũng rất tốt cho tim mạch, dễ tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy no lâu và ngon miệng.

3. Các loại rau xanh và củ quả

Việc ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng cũng gây hại bằng việc kéo theo các vấn đề về tiêu hóa. Do đó chất xơ từ các loại thực phẩm như rau xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Những món đồ ăn vặt cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Dưới đây là một số món đồ ăn vặt cho bà bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Món ăn vặt cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

1. Bơ

Giàu các loại chất béo có ích cho tim, chất khoáng và có vị bùi bùi dễ chịu, quả bơ chính là một món ăn vặt không thể bỏ qua của các mẹ bầu.

2. Hạnh nhân

Chỉ cần một vốc nho nhỏ là đủ để xoa dịu cái bụng đang trống trơn của mẹ. Mặt khác, hạnh nhân còn mang đến nguồn chất khoáng phong phú. Đây là một ứng cử viên thích hợp cho cuộc “bầu chọn” món ăn vặt cho bà bầu.

3. Pudding hoặc custard

Thỉnh thoảng mẹ vẫn có thể làm phong phú thực đơn của mình với những món ngọt. Pudding và custard cực kỳ giàu năng lượng và chúng sẽ đem đến cảm giác no nhanh chóng.

4. Bắp rang bơ

  • 8 cốc bắp rang bơ (bỏng ngô) có chứa 120 calo. Đây là món ăn vặt rất tốt với hương vị ngon, giảm cảm giác ốm nghén mà không sợ quá cân trong thai kỳ.

5. Bánh quy giòn

Những chiếc cracker có thể giúp mẹ giảm cảm giác khó chịu do ốm nghén, đồng thời cung cấp một ít tinh bột để giảm đói. Tuy nhiên, chúng có thể chứa nhiều muối.

6. Bơ đậu phộng

Là một chế phẩm từ đậu phộng, bơ đậu phộng cũng là món lý tưởng để mẹ bầu nhấm nháp trong những giờ ăn nhẹ.

7. Ớt chuông

Nếu mẹ đang tìm nguồn vitamin C, thì đó chính là ớt chuông. Loại quả này cũng ít vị ngọt nên không gây hại cho mẹ. Tuy thế, mùi của chúng có thể gây ra đôi chút khó chịu.

Món đồ ăn vặt không béo tốt cho bà bầu trong suốt thai kì

Giai đoạn mang thai, mẹ nào cũng không tránh khỏi tình trạng thèm ăn liên tục. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn lo lắng việc ăn vặt có thể khiến cân nặng của bản thân tăng lên một cách không thể kiểm soát đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Nhưng trên thực tế, ngoài bữa ăn chính, bữa ăn phụ cũng rất quan trọng trong việc bổ sung dưỡng chất cho mẹ và bé. Nếu biết lựa chọn thực phẩm phù hợp, vẫn có rất nhiều món đồ ăn vặt cho bà bầu vừa ngon miệng mà lại tốt cho sức khỏe.

1. Trái cây sấy

Trái cây sấy khô có chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên, trong bản thân trái cây đã chứa nhiều đường.

Vì thế khi ăn trái cây sấy khô thì nên lựa chọn loại không hoặc ít đường giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.

2. Sữa chua không đường

Sữa chua có vị chua chua ngọt ngọt giúp mẹ bầu chống lại các cơn ốm nghén rất hiệu quả. Vì vậy, sữa chưa được xem là món ăn vặt cho bà bầu 3 tháng đầu được yêu thích nhất.

Nó cung cấp lượng lớn Canxi giúp cho sự hình thành và phát triển xương của thai nhi. Các lợi khuẩn giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ làm việc tốt hơn.

3. Bắp luộc

Dù là món ăn dân dã nhưng bắp lại chứa chất béo, protein, carbohydrate, omega-3, cùng các dưỡng chất thiết yếu cho sức khỏe mẹ và bé.

Chúng có thể giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, táo bón, ung thư, tiểu đường đồng thời còn rất tốt cho da và mắt của mẹ bầu.

4. Lương khô

Được làm từ bột ngũ cốc, thanh lương khô vốn là loại thực phẩm dự trữ truyền thống của người dân khắp nơi trên thế giới. Tất nhiên, mẹ cũng có thể dự trữ chúng cho những giờ ăn nhẹ của mình.

Những đồ ăn vặt tốt cho bà bầu nơi công sở

Nếu các bữa chính được chuẩn bị kỹ càng, ưu tiên các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết thì bữa phụ gồm các đồ ăn nhẹ và món ăn vặt đơn giản hơn nhưng vẫn bổ sung thêm vitamin và khoáng chất.

1. Salad trái cây 

Mùa nào thức nấy, mẹ bầu có thể linh hoạt chọn lựa các loại trái cây và “mix” chúng với nhau như dưa hấu, xoài, nho. thanh long. Thêm chút sữa chua không đường có ngay món ăn nhẹ ngon miệng, nhiều năng lượng và đa dạng chất dinh dưỡng.

2. Cháo hoặc súp

Đây là những món ăn mẹ bầu có thể tự chuẩn bị từ tối hôm trước và trước khi đi làm có thể hâm nóng và bỏ vào cặp lồng giữ nhiệt hoặc quay nóng lại bằng lò vi sóng ở công sở. Dùng giữa giờ buổi sáng khi mẹ đói. Tuy nhiên, cần lưu ý không nêm nhiều muối vào cháo.

3. Bánh mì nướng/ kẹp

Trong một lát bánh mì nướng sẵn theo công thức cổ điển của Ý, chứa chuối với 300 calo và 3gr chất béo. Mẹ có thể nướng sẵn ở nhà và hâm nóng tại lò vi sóng của công ty hoặc bảo quản trong túi nilon để bánh giữ được độ giòn.

Đây cũng là món ăn vặt có lợi cho bà bầu nghén ngọt. Nếu thích, mẹ cho thêm anh đào, nho hay mơ giúp bổ sung chất xơ.

4. Đậu ngâm chua ngọt 

Cây họ đậu chứa rất nhiều chất đạm, axít folic, chất xơ, ít chất béo giúp bé giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và mẹ bầu duy trì được một trọng lượng an toàn bởi, quan trọng hơn là cảm giác no lâu.

Mẹ có thể tìm mua loại đậu này dễ dàng ở siêu thị hoặc các khu chợ. Tự chế biến cho mình một hộp đậu ngâm chua ngọt, bảo quản trong tủ lạnh và mang theo đến công sở.

Mẹo hạn chế cơn thèm ăn vặt “nguy hiểm”

Cảm giác thèm ăn ở bà bầu không đáng bị “lên án”. Đôi khi, chỉ những món ngọt, béo mới có thể cho bạn cảm giác dễ chịu và thoải mái. Tuy nhiên, hạn chế ăn ít nhất có thể. Chỉ nên nạp 1-2 phần nhỏ lượng thức ăn này hằng tuần.

  • Tự chế biến bữa ăn cho mình. Chẳng hạn thèm khoai tây chiên, bạn có thể nướng. Thèm bánh ngọt, nên tự nấu tại nhà, bớt ngọt, thêm trái cây, thành phần “thân thiện”.
  • Tập ăn những món lành lạnh khác như trái cây, các loại hạt, rau củ. Cơ thể sẽ dần thích ứng nếu mẹ kiên trì ăn những món tốt cho sức khỏe.

Những món đồ ăn vặt không tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Theo nghiên cứu, mẹ bầu có sở thích nạp những thức ăn vặt nhiều đường và chất béo sẽ lây thói quen ăn uống này sang con. Điều này có nghĩa bé rất dễ bị “nghiện” những món ăn dạng này.

Sở dĩ như vậy, vì khi tiêu thụ đường và chất béo, cơ thể bạn sản sinh ra hormone “đánh lừa” não bộ rằng đó là một cảm giác tốt. Để cảm giác này không bị mất đi, não bộ đành phải phát tín hiệu thèm ăn các loại thực phẩm này nhiều hơn. Kéo theo đó, bé con sau này cũng có sở thích ăn uống tương tự để thỏa mãn thứ cảm giác không lành mạnh này.

Các đồ ăn vặt nhiều đường và dầu mỡ mẹ bầu nên tránh bao gồm:

  • Bánh, kẹo
  • Nước uống có gas
  • Đồ chiên xào ngập dầu mỡ
  • Thức ăn nhanh

Kết luận

Trên đây là những món ăn vặt vừa ngon cho bà bầu giúp con khỏe từng giai đoạn. Hãy chọn cho mình món đồ ăn vặt cho bà bầu giàu vitamin và khoáng chất phù hợp với từng giai đoạn của thai kỳ mẹ bầu nhé!