Vận Chuyển Nội Địa là gì? tại Việt Nam khá đa dạng nhờ đặc điểm địa lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đường bộ, đường biển/đường thủy, đường sắt và đường hàng không.
Mục Lục Bài Viết
Vận Chuyển Nội Địa là gì?
Trong hoạt động vận chuyển hàng hóa Bắc Nam, chủ hàng thường biết đến vận chuyển bằng đường bộ. Trên thực tế, vận chuyển nội địa tại Việt Nam khá đa dạng nhờ đặc điểm địa lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về đường bộ, đường biển/đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Nên hiện nay, chủ hàng có thể lựa chọn các phương thức như:
- Vận chuyển bằng xe tải đường dài
- Vận tải đường sắt
- Vận tải đường biển nội địa
- Vận tải đường thủy
- Vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường hàng không
Chi tiết các hình thức vận chuyển nội địa
Tùy vào yêu cầu về thời gian, chi phí cùng đặc tính của sản phẩm, trọng lượng mà chủ hàng sẽ lựa chọn những phương thức vận chuyển phù hợp.
1/ Vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ
Đối với vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường bộ hiện nay phổ biến nhất là container xe tải, ngoài ra có thể sử dụng các dạng xe chuyên chở khác như xe tải, xe thùng hoặc xe bồn.
Ưu điểm:
- Thời gian: Thời gian vận chuyển nhanh, có thể chạy liên tục nếu không gặp sự cố về thiên tai, thời tiết mưa bão. Nếu vận chuyển hàng hóa bắc nam chỉ mất thời gian 3 ngày.
- Linh động – Thuận tiện: Luôn sẵn sàng có đội xe chuyên trở, các điểm bến bãi nghỉ đậu phân bổ xuyên suốt các tuyến đường.
- Đặc điểm hàng hóa: Vận chuyển nội địa bằng đường bộ linh hoạt trong việc vận chuyển các mặt hàng từ khối lượng nhỏ đến khối lượng lớn, hàng có kích thước cồng kềnh hay hàng đã sản xuất cần bảo quản kĩ lưỡng, hàng ở dạng rắn hoặc lỏng.
Nhược điểm:
Chi phí vận chuyển nội địa bằng đường bộ khá cao so với các phương thức đường sắt hay dường biển. Đặc biệt, trong thời gian gần đây để giảm tải cho đường bộ, Bộ Giao Thông kiểm soát chặt chẽ tải trọng vận chuyển nên cước vận chuyển đường bộ tăng lên.
2/ Vận chuyển nội địa bằng đường sắt
Để giảm tải cho đường bộ, các chủ hàng dần chuyển hướng lựa chọn phương thức vận chuyển nội địa bằng đường sắt.
Ưu điểm:
- Hàng hóa được tập kết tập trung tại ga trước khi được xếp lên tàu giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển hơn so với quá trình chuyển hàng ra cảng rồi xếp lên tàu
- Thời gian: Vận chuyển bằng đường sắt mang tính chuyên tuyến, chỉ dừng ở những ga chính, tất cả mọi phương tiện phải dừng lại khi tàu chạy qua nên thời gian vận chuyển nhanh, chính xác
- Rủi ro: Do có đường ray riêng nên rủi ro do tại nạn xảy ra rất ít. Hạn chế sự tác động do thiên tai, mưa bão hay hạn hán nên quá trình vận chuyển diễn ra liên tục.
Nhược điểm:
- Loại hàng hóa chuyên chở bị hạn chế, thông thường là hàng hóa khô, quạng – khoáng sản …
- Do đi theo tuyến cố định về thời gian và lịch trình nên chủ hàng không thể thay đổi hay điều chỉnh các địa chỉ đích
- Vận chuyển nội địa bằng đường sắt không phù hợp với những mặt hàng có khối lượng ít, đi ghép do tàu chỉ dừng ở ga chính và thời gian nhanh nên việc xếp dỡ hạn chế.
3/ Vận chuyển nội địa bằng đường biển
Hay còn gọi là vận chuyển container nội địa, ưu điểm của phương thức này là tiết kiệm, khả năng vận chuyển khối lượng lớn, có thể chở được hàng cồng kềnh, hàng siêu trường, siêu trọng. Tuy nhiên, vẫn chưa được phổ biến như các phương thức kể trên.
Nhược điểm của vận chuyển container nội địa gồm:
- Thời gian vận chuyển khá chậm do phải cập nhiều bến trên hành trình
- Hàng hóa chỉ cập cảng tại những địa điểm có cảng nên hàng hóa cần được vận chuyển ra cảng tập kết rồi khi đến cảng đích yêu cầu có xe để phân phối hàng đến các địa điểm trong lục địa.
- Mang tính chuyên tuyến hàng hóa chỉ chạy bắc – nam
4/ Vận chuyển nội địa bằng đường hàng không
Ưu điểm vượt trội của vận chuyển nội địa bằng đường hàng không là về mặt thời gian, với khoảng cách hàng nghìn km thì hành trình chỉ mất vài tiếng đồng hồ có thể đến điểm đích. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của phương thức này là về cước phí. Cước phí vận chuyển hàng không rất cao, không thích hợp với hàng hóa số lượng lớn, cồng kềnh. Nên vận chuyển hàng có giá trị, nhỏ gọn như hàng điện tử, mỹ phẩm, thời gian hoặc tài liệu…