Nhắc đến bảng nguyên tử khối thì hầu hết mọi người đều không cảm thấy xa lạ. Bởi lẽ đây là 1 bảng bắt buộc khi bắt đầu bước vào nghiên cứu môn Hóa học. Do đó chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành các kiến thức Hóa sau này. Vậy làm thế nào để nhớ nhanh các nguyên tố trong bảng? Bài viết dưới đây chắc chắn sẽ là câu trả lời hữu ích nhất cho bạn.
Mục Lục Bài Viết
Khái niệm về nguyên tử khối
Trước khi tìm hiểu về bảng nguyên tử khối thì chúng ta phải tìm hiểu về nguyên tử khối là gì. Theo định nghĩa thì nguyên tử khối được hiểu là khối lượng tương đối của một nguyên tử. Và được tính theo đơn vị là đvC hay còn được gọi là đơn vị Cacbon.
Chúng là tổng của khối lượng các electron, proton và nơtron. Tuy nhiên, các electron thường có khối lượng rất nhỏ nên không được tính. Do đó, nguyên tử khối được xem là xấp xỉ với số khối của hạt nhân. Đối với các nguyên tố khác nhau thì nguyên tử khối của chúng cũng sẽ khác nhau.
Bảng nguyên tử khối và các nguyên tố thông dụng
Không phải tất cả các nguyên tố trong bảng nguyên tử khối đều bắt buộc phải học đối với cấp học sinh. Chỉ một phần trong số đó là những nguyên tố thông dụng thì sẽ được giảng dạy ở cấp dưới. Và những nguyên tố còn lại sẽ được tiếp tục dạy nếu học chuyên sâu ở những cấp cao hơn. Cụ thể là các nguyên tố như Hidro, Oxi, Cacbon, Sắt, Đồng,…
Trong bảng nguyên tử khối thì khi đọc bảng bạn cần lưu ý. Bạn phải biết cách phân biệt trước hết về kim loại, phi kim và khí hiếm. Vì điều này cũng giúp bạn dễ dàng nhớ được bản chất cũng như hóa trị. Từ đó có thể nhớ được cả nguyên tử khối của chúng.
Làm thế nào để thuộc được nguyên tử khối trong bảng?
Sau khi bạn tiếp xúc với bảng nguyên tử khối thì câu hỏi đầu tiên được đặt ra là “Làm thế nào để thuộc được các nguyên tử khối?”. Cũng giống như bảng tính tan thì để học thuộc được từng nguyên tử khối trong bảng là khá khó khăn. Vì khi bạn được học ở nhà trường nên thông thường các nguyên tử khối của nguyên tố đều được cho sẵn. Tuy nhiên, việc ghi nhớ cũng vô cùng cần thiết để có thể dễ dàng trong việc áp dụng bài tập sau này. Dưới đây là một vài phương pháp hữu ích mà bạn có thể tham khảo cho vấn đề này.
Học mỗi ngày 1 đến 2 nguyên tử khối của nguyên tố
Việc nhồi nhét một lúc cả chục cái nguyên tử khối thì chắc chắn bạn sẽ rất khó học. Do đó, cũng giống như việc học Tiếng Anh, bạn chỉ cần mỗi ngày học từ 1 đến 2 nguyên tử khối. Bắt đầu từ những nguyên tố bạn thường gặp trong bài tập nhất. Sau đó, dần dần sẽ tới các nguyên tố ít khi gặp và rồi tới các nguyên tố hiếm gặp hơn. Khi đó, bạn sẽ học thuộc được nguyên tử khối của 110 nguyên tố trong bảng tuần hoàn hóa học.
Thường xuyên làm các bài tập liên quan đến nguyên tử khối
Hóa học cũng giống như Toán, đây là môn đòi hỏi người học phải có sự chăm chỉ cũng như đào sâu nghiên cứu thường xuyên. Do đó, việc này không chỉ giúp bạn nhớ được các dạng bài tập cần thiết. Mà còn giúp bạn nhớ được nguyên tử khối hay ngay cả hóa trị của các nguyên tố. Mà không cần phải nhìn đề cho sẵn hay “học vẹt” như trước.
Học thuộc qua bài ca bảng nguyên tử khối
Khác với những cách học đơn giản ở trên thì cách học này được xem là phổ biến nhất. Đây là cách học được các thầy cô cũng như những học sinh đi trước tự sáng chế và truyền dạy lại cho thế hệ sau. Ngay khi bạn tiếp cận với Hóa học, có rất nhiều bảng và nhiều thứ cần phải nhớ vì điều này đặc biệt quan trọng cho những bước tiếp theo. Do đó, việc tìm ra các học nhanh và hiệu quả nhất sẽ góp phần giúp các học sinh dễ dàng ghi nhớ và tiếp thu.
Bạn có thể tìm hiểu về bài thơ này trên mạng nên việc của bạn chỉ là sưu tầm chúng. Với cách học này thì bạn có thể dễ dàng ghi nhớ mà không bị nhầm lẫn các nguyên tố với nhau. Do có vần điệu nên sẽ khiến việc học không bị nhàm chán và khô khan. Hơn nữa còn rút ngắn được đáng kể thời gian giúp bạn có thể làm được nhiều bài tập hơn.
Trích đoạn các bài ca phổ biến
“ Hidro số 1 bạn ơi
Liti số 7 nhớ ngay dễ dàng
Cacbon thì nhớ 12
Nito 14 bạn thời chớ quên
Oxy 16 trăng lên
Flo 19 vấng vương riêng sầu”
“ 23 Natri
Nhớ ghi cho rõ
Kali chẳng khó
39 dễ dàng
Khi nhắc đến vàng
197
Oxy gây cháy
Chỉ 16 thôi
Còn Bạc dễ rồi
108
Sắt màu trắng xám
56 có gì
Nghĩ tới Beri
Nhớ ngay là 9
Gấp ba lần chín
Là của anh Nhôm
Còn của Crom
Là 52 đó
Của Đồng đã rõ
Là 64
Photpho không dư
Là 31
201
Là của Thủy Ngân
Chẳng phải ngại ngần
Nito 14
Hai lần mười bốn
Silic phi kim…”
Trên đây là các thông tin về bảng nguyên tử khối được gửi đến bạn. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên có thể giúp bạn tìm được cách học phù hợp nhất cho mình. Đồng thời, biết cách vận dụng được những kiến thức trên vào bài tập hay vào đời sống thực tế của mình.
Ngoài ra trong toán học cấp 3, công thức lượng giác cũng là một khái niệm mà các bạn nên nắm rõ.